Lạng Sơn phấn đấu trở thành tỉnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại đến năm 2030
- Người viết: Gia Định Group lúc
- Tin tức
Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong tuyến hành lang kinh tế Xuyên Á, giáp với Trung Quốc, nằm cạnh tam giác kinh tế trọng điểm của quốc gia như: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Lạng Sơn được kỳ vọng trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc đến năm 2030.
Tiềm năng phát triển của tỉnh Lạng Sơn
Có đường biên giới trên 231km, 2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu chính và 9 cửa khẩu phụ, cùng hệ thống giao thông thuận tiện, Lạng Sơn là cửa ngõ trung chuyển hàng hoá lớn của cả nước và các nước ASEAN sang thị trường Trung Quốc và ngược lại.
Từ ngày 27/5/2024, Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức vận hành các lối thông quan, đường chuyên dụng thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, qua đó hiệu suất thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu qua địa bàn tăng cao, cơ bản chuyển đổi toàn diện từ các giao dịch thương mại biên giới sang thương mại chính ngạch.
Với ưu thế về phát triển thương mại biên giới, kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn có những bước tăng trưởng vững chắc với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn đạt 17.851,9 triệu USD trong Quý I/2025, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Về công tác thu ngân sách, trong quý I, tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt khoảng gần 2.700 tỷ đồng, tăng 24,8% so với cùng kỳ.
Lạng Sơn đặt mục tiêu phát triển công nghiệp hiện đại đến năm 2030
Theo Nghị quyết chuyên đề số 45-NQ/TU ngày 01/09/2021 về phát triển công nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Mục tiêu đến năm 2030, Lạng Sơn cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, là động lực tăng trưởng kinh tế. Đến năm 2025, tỉnh hoàn thành hạ tầng ít nhất 1 khu công nghiệp, 3-4 cụm công nghiệp với tỷ lệ lấp đầy trên 30%. Đến năm 2030, tiếp tục thu hút đầu tư, mỗi huyện có ít nhất 1 cụm công nghiệp hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên 50%.
Trong Quý I/2025, Lạng Sơn sẽ tiếp tục triển khai, hoàn thiện hệ thống các quy hoạch trên địa bàn khu vực cửa khẩu, biên giới để triển khai Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1119 - 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá khu vực mốc 1088/2 - 1089 thuộc cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) nhằm thúc đẩy giao thương quốc tế.
Thủ tướng kiểm tra tại hầm số 2 (Km 71) dự án cao tốc Đồng Đăng -Trà Lĩnh
Phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Lạng Sơn có quy mô kinh tế và GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 150 triệu đồng, nằm trong nhóm 05 tỉnh dẫn đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Với ngành Dịch vụ chiếm 50- 51%, Công nghiệp- xây dựng chiếm 32- 33%, và Lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 12- 13%.
Mục tiêu của Cụm Công Nghiệp Hồ Sơn 1
Mục tiêu Dự án Cụm Công nghiệp Hồ Sơn 1 là đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về xây dựng, đáp ứng các điều kiện về xử lý nước thải, chất thải công nghiệp; kinh doanh, cho thuê hạ tầng kỹ thuật, cho thuê lại quyền sử dụng đất, tạo quỹ đất hoàn thiện về hạ tầng kỹ thuật, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mở ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương, từ đó góp xây dựng tỉnh Lạng Sơn phát triển bền vững theo hướng trung tâm công nghiệp hiện đại nhất cả nước đến năm 2030.
Là một trong những Cụm Công nghiệp mới và đầu tiên tại huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, được xây dựng theo tiêu chí xanh - sạch, thân thiện với môi trường, Tập đoàn Gia Định luôn chú trọng thiết kế để tích hợp công nghệ thông minh, từ việc sử dụng năng lượng tái tạo, nước, xử lý chất thải, đến quản lý giao thông và an ninh, nhằm mang lại sự an toàn, đáng tin cậy và hiệu quả cho các khách hàng cùng người lao động.
Toàn bộ nhà xưởng tại Cụm Công Nghiệp Hồ Sơn 1 sẽ được ưu tiên lắp đặt toàn bộ hệ thống điện áp mái nhằm giảm khí thải nhà kính, góp phần thúc đẩy nền công nghiệp xanh, bền vững