NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO HƯỚNG TỚI NET ZERO CARBON

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

  • Đầu tư và quản lý dự án điện năng lượng mặt trời, điện gió. 
  • Hợp tác đầu tư điện sinh khối từ các dự án đốt rác.
  • Tham gia vào việc hợp tác quốc tế trung hòa Carbon (Net- Zero, chống biến đổi khí hậu toàn cầu tại các cụm CN tỉnh Bình Dương
  • Đầu tư phân phối và tư vấn tín chỉ carbon

NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO HƯỚNG TỚI NET ZERO CARBON

Tập Đoàn Gia Định hướng tới Phát triển thị trường Carbon, hướng tới Net Zero
Thị trường Carbon được xem là giải pháp và chìa khóa thực hiện mục tiêu Net Zero cho Việt Nam thời gian tới.

Thị trường vận hành theo nguyên tắc "người gây ô nhiễm" phải trả mức phí bù đắp cho lượng phát thải ra môi trường thông qua việc mua bán và trao đổi tín chỉ carbon. Nhà nước thu được ngân sách khi áp dụng thu phí từ hoạt động trao đổi hạn ngạch, tín chỉ carbon hay thuế carbon trong tương lai
Phát thải ròng bằng 0 hay "Net Zero" là cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam tại Hội nghị Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26). Để giải quyết những thách thức trên, Chính phủ Việt Nam đã ban hành khung hành lang pháp lý nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp và đưa ra chiến lược, mục tiêu trong tương lai, trong đó có xây dựng khung chính sách phát triển thị trường carbon.
Để hiện thực hóa, Tập Đoàn Gia Định và Tập Đoàn SEP Hàn Quốc đang tham gia vào việc hợp tác quốc tế trung hòa Carbon (Net- Zero) nhằm đối phó sự biến đổi khí hậu toàn cầu tại Cụm công nghiệp Phú Giáo, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Sau khi ký kết hợp tác trước sự chứng kiến của Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, Cơ quan Xúc tiến Công nghiệp Công nghệ Thông tin Quốc Gia Hàn Quốc (NIPA) và Đại học Công nghệ Hàn Quốc ngày 13/04/2023.
Chúng tôi đang bắt đầu triển khai các dự án khai thác điện giai đoạn từ 2025 đến 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo chủ trương của Chính Phủ VN tại: Cụm CN Tam Lập, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương trên tổng Diện tích quy hoạch (ha): 103 (ha). 
Cụ thể như sau:

  • Dự án điện năng lượng mặt trời áp mái với công suất dự án khoảng 40 MWp.
  • Dự án điện sinh khối từ đốt rác với công suất hệ thống 1.5MWh.

Toàn bộ sản lượng điện từ dự án sẽ được công ty và các nhà máy trong cụm công nghiệp tiêu thụ 100% không phát lên lưới điện của EVN. Nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội cho địa phương, cũng như tăng nguồn cung sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo, góp phần nhỏ, giảm lượng khí thải CO2, gây hiệu ứng nhà kính.
Cùng thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh trong các Khu CN, Cụm CN do Gia Định đã và đang đầu tư, cũng như hướng tới những Dự án Năng lượng tại KCN Hữu Lũng – Lạng Sơn giai đoạn 2025 đến 2030, tầm nhìn 2050.

LỢI ÍCH CỦA NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

So với năng lượng được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch thì năng lượng tái tạo có nhiều lợi ích hơn rất nhiều, có thể kể đến như:

  • Là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn, thân thiện với thiên nhiên và hạn chế tối đa ô nhiễm đến môi trường.
  • Là nguồn năng lượng hoàn toàn có thể tái tạo được.
  • Năng lượng tái tạo cũng rất phong phú và đa dạng như gió, mặt trời, đốt rác, thủy triều…
  • Là nguồn năng lượng được sử dụng miễn phí.
  • Năng lượng tái tạo có độ bền cao, chi phí bảo trì và bảo dưỡng thấp.
  • Khi sử dụng sẽ giúp tiết kiệm điện năng cho hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà máy

Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch được nhiều người biết đến nhất. Đối với nguồn năng lượng này, chúng ta có thể khai thác nhờ các công nghệ hiện đại như sưởi ấm, quang điện, quang hợp nhân tạo.

Năng lượng gió

Giống như năng lượng mặt trời, năng lượng gió cũng ngày một phổ biến và có vai trò quan trọng trong tương lai. Nguồn năng lượng này được tạo ra nhờ sức gió thông qua các tuabin gió. Trong đó, các tuabin gió thường có quy mô lớn và có công suất từ 600 kW đến 9 MW. Khi tốc độ gió tăng sẽ làm sản lượng điện tăng lên và đạt công suất tối đa cho tuabin.

Năng lượng sinh khối

Năng lượng sinh khối được sử dụng từ thời kì cổ đại từ khi mà con người biết đốt cháy gỗ và than để tạo ra nhiệt. Gỗ vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu để tạo ra năng lượng sinh khối. Bên cạnh gỗ còn có các sản phẩm khác cũng được sử dụng là thực vật, mùa màng, rác thải, phế phẩm công nghiệp, cây cối và rác thải nông nghiệp.